TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

Cập nhật lúc: 14:59 24/08/2020

Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk và hệ thống Tòa án nhân dân cấp huyện được thành lập vào năm 1976. Khi mới thành lập, Tòa án hai cấp gồm có Tòa án nhân dân tỉnh và 05 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện. Trải qua các đợt chia tách địa giới hành chính, số đơn vị Tòa án cấp huyện tăng lên 18 đơn vị. Ngày 01/01/2004, tỉnh Đắk Lắk được chia tách thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông theo Nghị Quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI. Theo đó, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk gồm có Tòa án nhân dân tỉnh và 15 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện.

Là một trong những địa phương có số lượng các vụ việc phải giải quyết hàng năm nhiều nhất các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung – Tây Nguyên (bình quân giai đoạn năm 2015-2019 là 11.000 vụ việc/năm; riêng năm 2019, thụ lý 12.256 vụ việc; giải quyết 11.360 vụ việc, đạt tỷ lệ 92,7%). Số lượng các loại vụ việc phải giải quyết ngày càng tăng (bình quân giai đoạn 2010-2015 là 8.500 vụ việc/năm); tính chất các loại vụ án ngày càng phức tạp. Cùng với việc thực hiện tốt các các mặt công tác theo yêu cầu, các chỉ tiêu ngày càng cao tại các Nghị quyết của Quốc hội, thực hiện tốt quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đồng thời triển khai thi hành nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo tinh thần cải cách tư pháp, đảm bảo phù hợp quy định của Hiến pháp nên nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề.

Phát huy truyền thống yêu nước, thành tích đã đạt được, trong những năm qua, công chức, người lao động Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, đoàn kết và phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Những cố gắng, nỗ lực của công chức, người lao động Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã được Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao và địa phương ghi nhận. Nhiều tập thể và cá nhân của Tòa án nhân dân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk được Trung ương và địa phương tặng thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao quý như: Huân chương lao động hạng II, hạng III; Cờ thi đua Chính phủ; Cờ thi đua Tòa án nhân dân; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ...

Tổ chức, bộ máy của TAND hai cấp ngày càng được củng cố, kiện toàn. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ công chức ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, yêu cầu chuẩn hóa trình độ đội ngũ công chức Tòa án và chuẩn bị cho việc hội nhập về pháp luật và tư pháp ngày càng sâu rộng. Tính đến 01/8/2020, 264/265 (99,6%) công chức có chức danh tư pháp có trình độ cử nhân luật trở lên; 116/265 (44,2%)  người có trình độ thạc sĩ; 01 người có trình độ tiến sĩ (0,38%). Trong đó, 100% Thẩm phán có trình độ cử nhân luật trở lên; 79/144 (54,9%) Thẩm phán có trình độ Thạc sĩ, 01 Thẩm phán có trình độ tiến sĩ (0,69%).

Công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp được tăng cường. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Tòa án sơ thẩm tỉnh Mondulkiri – Vương quốc Campuchia; Tòa án nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc – Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã thực hiện các chuyến thăm, làm việc, thống nhất thỏa thuận tăng cường hợp tác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm trên khu vực biên giới; các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong công tác xét xử. Bên cạnh đó, các mặt công tác khác như công tác thi hành án hình sự, công tác cải cách thủ tục hành chính tư pháp, công tác xã hội, thông tin tuyên truyền được thực hiện tốt.

Trong thời gian tới, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn nhiều khó khăn, thách thức và tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Cùng với việc đảm bảo thực hiện tốt chức năng “là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” với nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đồng thời tiếp tục phấn đấu thực hiện có hiệu quả các yêu cầu nhiệm vụ tư pháp và cải cách tư pháp theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Nên nhiệm vụ của Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk nói riêng trong thời gian tới sẽ rất nặng nề.

Mỗi Thẩm phán, cán bộ, công chức, người lao động Tòa án nhân dân hai cấp cần tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống Tòa án nhân dân; tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, kiên quyết khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm còn tồn tại; đề cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa, năng động sáng tạo, đề ra các giải pháp khả thi để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết, xét xử các loại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Toà án nhân dân hai cấp tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy; tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, nhất là đối với công chức có chức danh tư pháp; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về năng lực công tác, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức; quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết TW 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/ 2016  của Bộ Chính trị về “ Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thấm nhuần sâu sắc và thực hiện tốt lời dạy của Bác: “Phụng công thủ pháp, chí công, vô tư”với phương châm “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”; phấn đấu xây dựng Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh ĐắkLắk trong sạch vững mạnh,  đóng góp hiệu quả hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Tòa án nhân dân theo tinh thần cải cách tư pháp; góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Tòa án và của địa phương.

1. Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh

+ Chánh án: Ông Nguyễn Duy Hữu

+ Phó Chánh án:

1. Ông Nguyễn Đình Triết – Phó Chánh án

2. Ông Nguyễn Văn Chung – Phó Chánh án

3. Ông  Y Thông Kbuôr – Phó Chánh án

4. Ông Trịnh Văn Toàn – Phó Chánh án

2. Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh

a. Uỷ ban Thẩm phán

Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk có 07 thành viên, gồm:

1. Ông Nguyễn Duy Hữu – Chánh án

2. Ông Nguyễn Đình Triết – Phó Chánh án

3. Ông Nguyễn Văn Chung  – Phó Chánh án

4. Ông Y Thông Kbuôr – Phó Chánh án

5. Ông Trịnh Văn Toàn - Phó Chánh án

6. Ông Văn Công Dần – Chánh tòa Tòa dân sự

7. Ông Nguyễn Huờn – Chánh tòa Tòa Hành chính

b. Toà chuyên trách

1. Tòa Hình sự

+ Chánh tòa: Ông Nguyễn Tấn Đức

2. Tòa Dân sự

+ Chánh tòa: Ông Văn Công Dần

+ Phó Chánh tòa: Bà Trần Thị Phượng

3. Tòa Hành chính

+ Chánh tòa: Ông Nguyễn Huờn

+ Phó Chánh tòa: Bà Lưu Thị Thu Hường

4. Tòa Kinh tế

+ Chánh tòa: ông Trần Duy Tuấn

+ Phó Chánh tòa: Bà Lê Thị Thanh Huyền

5. Toà gia đình và người chưa thành niên

+ Chánh tòa: Ông Nguyễn Duy Thuấn

+ Phó Chánh tòa: Bà Nguyễn Thị Hằng

c. Bộ máy giúp việc

1. Văn phòng:

+ Chánh Văn phòng: Ông Trương Công Bình

+ Phó Chánh Văn phòng: Bà Nguyễn Anh Thư

2. Phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án

+ Trưởng phòng: Ông Doãn Đình Quyến

+ Phó Trưởng phòng: Bà Nguyễn Thị Hạnh Vân; bà Lê Thị Huyền Nga

3. Phòng Tổ chức – Cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng

+ Trưởng phòng: Bà Nguyễn Thị Nhung

+ Phó Trưởng phòng: Bà Võ Thị Khánh Hoài

3. Đảng, đoàn thể

a. Ban cán sự đảng

+ Bí thư: Đồng chí Nguyễn Duy Hữu – Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

+ Ủy viên:

1. Ông Nguyễn Đình Triết – Phó Chánh án

2. Ông Nguyễn Văn Chung – Phó Chánh án

3. Ông  Y Thông Kbuôr – Phó Chánh án

4. Ông Trịnh Văn Toàn – Phó Chánh án

5. Đồng chí Nguyễn Thị Nhung – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, thanh tra và thi đua khen thưởng

b. Đảng bộ

Đảng bộ Tòa án nhân dân tỉnh là tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh Đắk Lắk; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra các mặt công tác của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh.

Đảng bộ Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk hiện có 6 Chi bộ trực thuộc gồm: Chi bộ 1 (Tòa Hình sự); Chi bộ 2 (Tòa Dân sự); Chi bộ 3 (Văn phòng); Chi bộ 4 (Tòa Kinh tế, Toà Hành chính); Chi bộ 5 (Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và Thi hành án; Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng).

Ban chấp hành Đảng bộ (Đảng ủy) Tòa án nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 có 09 đồng chí. Trong đó:

+ Bí thư: đồng chí Nguyễn Duy Hữu  – Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh

+ Phó Bí thư kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra: đồng chí Nguyễn Đình Triết – Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh.

+ Ủy viên:

1. Đồng chí Nguyễn Văn Chung – Phó Chánh án

2. Đồng chí Y Thông Kbuôr – Phó Chánh án

3. Đồng chí Trịnh Văn Toàn – Phó Chánh án

4. Đồng chí Văn Công Dần – Chánh tòa Tòa Dân sự,

5. Đồng chí Nguyễn Tấn Đức – Chánh tòa Tòa Hình sự

6. Đồng chí Nguyễn Thị Nhung – Trưởng phòng TCCB, TT&TĐKT

7. Đồng chí Trương Công Bình – Chánh Văn phòng

c. Công đoàn

Ban chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ 2016 – 2021 có 05 người.

+ Chủ tịch: Ông Văn Công Dần – Chánh tòa Tòa dân sự

+ Phó chủ tịch: Ông Y Phi Kbuôr – Thẩm phán Tòa Hình sự

d. Chi đoàn thanh niên

Chi đoàn thanh niên hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Tòa án nhân dân tỉnh; đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên thanh niên. Chi đoàn phối hợp cùng các Chi bộ giúp đỡ những đoàn viên ưu tú rèn luyện phấn đấu trở thành đảng viên.

Ban chấp hành Chi đoàn nhiệm kỳ 2019 – 2021 gồm có 05 người. Trong đó:

+ Bí thư chí đoàn: Ông Nguyễn Hữu Giáp, Thẩm tra viên

+ Phó Bí thư: Bà Nông Thị Quỳnh Hoa, Thư ký

đ. Chi hội luật gia

Ban chấp hành Chi hội gồm có 05 người. Trong đó:

+ Chi hội trưởng: Ông Nguyễn Văn Chung

+ Chi hội phó: Ông Y Phi Kbuôr, Bà Lưu Thị Thu Hường

+ Ủy viên: Bà Lê Thị Huyền Nga, ông Trần Anh Tuấn