Toà án nhân dân huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk - Nhân tố điển hình mới

Cập nhật lúc: 13:35 21/11/2019

Tòa án nhân dân huyện Buôn đôn là một đơn vị nằm trong vùng địa bàn kinh tế khó khăn nhất của tỉnh Đắk Lắk nhưng những năm qua Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn đã nỗ lực, phấn đấu hết mình hoàn thành sớm, hoàn thành vượt mức và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Toà án Nhân dân huyện Buôn Đôn được thành lập năm 1995, thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện biên giới, thuộc huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Lắk. Toàn huyện có 07 xã với 99 thôn buôn, trong đó có 26 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; dân số của huyện khoảng 67.199 người, gồm 18 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 47,8% dân số, có 04 tôn giáo gồm Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài.

Toà án Nhân dân huyện Buôn Đôn có tổng biên chế gồm 10 cán bộ công chức và 02 nhân viên hợp đồng không thời hạn. Trong đó: 05 Thẩm phán (01 Đ/c Chánh; 01 Đ/c Chánh Văn phòng); 03 Thư ký; 01 kế toán; 01 Văn thư - thủ quỹ; 01 nhân viên bảo vệ và 01 nhân viên tạp vụ; trình độ chuyên môn: 02 Thạc sỹ Luật, 07 Cử nhân Luật, 02 Trung cấp và 01 Trung học phổ thông; Trình độ lý luận chính trị: trung cấp 03 đồng chí; Đảng viên: 11 đồng chí.

Trước năm 2016, Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn có số lượng vụ, việc phải giải quyết hàng năm thấp, tỷ lệ án bị hủy, bị sửa cao (năm 2014 thụ lý 133 vụ, việc, giải quyết 129 vụ, việc; năm 2015 thụ lý 207 vụ, việc, giải quyết 204 vụ, việc; năm 2016 thụ lý 195 vụ, việc, giải quyết 194 vụ, việc), đơn vị chỉ đạt ở mức hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng từ năm 2017, số lượng vụ, việc phải giải quyết tăng lên cao nhưng luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, cụ thể:

Năm 2017, Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn thụ lý 258 vụ, việc; giải quyết 257 vụ, việc đạt tỷ lệ 99.6%. So với trung bình 3 năm trước đó, số lượng án phải giải quyết của TAND huyện Buôn Đôn tăng 81 vụ, việc. Án bị hủy 2,5 vụ chiếm 0.97%, không có án bị sửa, xét xử lưu động 9 vụ; tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm 5 vụ/5 Thẩm phán; án hòa giải thành 134 vụ/217 vụ chiếm tỷ lệ 62%, trung bình mỗi Thẩm phán giải quyết 51 vụ, việc/năm.

Năm 2018, TAND huyện Buôn Đôn thụ lý 456 vụ, việc; giải quyết  455 vụ, việc, đạt tỷ lệ  giải quyết  99,8%.  Tỷ  lệ  án hủy 01 vụ/453 vụ chiếm tỷ lệ 0,22%; Tỷ lệ án bị sửa: 2/453 chiếm tỷ lệ: 0,44%. Tổ chức được 10 phiên tòa rút kinh nghiệm cho 05 thẩm phán. Số lượng bản án công bố trên trang thông tin điện tử 44/44 bản án, quyết định thuộc trường hợp phải công khai. Số vụ án hòa giải thành 343/378 đạt 90,7%, trung bình mỗi Thẩm phán phải giải quyết 91 vụ, việc/năm. So với năm 2017, số lượng án phải giải quyết tăng 198 vụ, việc; án bị hủy giảm 0.75%, tỷ lệ án hòa giải thành tăng 28.7%, số lượng vụ án rút kinh nghiệm tăng 5 vụ, trung bình mỗi Thẩm phán phải giải quyết tăng 40 vụ, việc/Thẩm phán/năm.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn thụ lý 359 vụ; giải quyết 358 vụ đạt tỷ lệ 99.7%. Số vụ án bị hủy là 0.5 vụ chiếm tỷ lệ 0.14%, số vụ án bị sửa là 2 vụ chiếm 0.56%. Tổ chức được 13 phiên tòa rút kinh nghiệm/ 5 Thẩm phán. Số bản án, quyết định đã công khai trên cổng thông tiên điện tử của Tòa án là 44/44 bản án, quyết định thuộc trường hợp phải công khai. Số vụ án hòa giải thành là 284/302 vụ án chiếm tỷ lệ 94%. So với năm 2018, tỷ lệ án bị hủy giảm 0.08%, tỷ lệ án hòa giải thành tăng 3.3%. Ngoài ra, sơ kết phong trào thi đua đợt 1 năm 2019 (từ tháng

Với số lượng biên chế con người không thay đổi, số lượng các vụ, việc giải quyết ngày càng tăng và càng phức tạp nhưng với sự nỗ lực hết mình, phát huy hết khả năng của bản thân đưa ra nhiều sáng kiến, giải pháp mới trong thực hiện nhiệm vụ công tác của từng cán bộ, công chức và người lao động của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn đã làm thay đổi hoàn toàn chất lượng công tác của đơn vị. Những thành quả và sự nỗ lực vươn lên của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn trong những năm qua đã được ghi nhận bằng những danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao quý như: Năm 2017 được Chánh án TAND tối cao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, năm 2018 được Chánh án TAND tối cao tặng danh hiệu Cờ thi đua Tòa án nhân dân. Đặc biệt qua sơ kết phong trào thi đua đợt 1 năm 2019 (từ 01/2/2019 – 31/5/2019) và phong trào thi đua đợt 2 năm 2019 (từ ngày 01/7/2019 – 31/8/2019), Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn là đơn vị cấp huyện duy nhất được Chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk tặng Giấy khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác trong 2 đợt thi đua. Chất lượng giải quyết án của các đợt cụ thể:  Đợt 1, thụ lý 160 vụ, việc; giải quyết 153 vụ, việc đạt tỷ lệ 95.6%, án bị hủy 0.5 vụ chiếm 0.33%, không có án bị sửa, việc đăng án, tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm đều đảm bảo đúng quy định. Đợt 2 thụ lý 79 vụ, việc, giải quyết 75 vụ, việc, đạt tỷ lệ 95%, án hòa giải thành 58/62 vụ, việc chiếm 93.5%, không có án bị hủy, bị sửa, việc đăng án, tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm đều đảm bảo đúng quy định.

Để đạt được những thành quả đó, Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn đã đưa ra nhiều sáng kiến, giải pháp áp dụng có hiệu quả trong những năm vừa qua, cụ thể:

Thứ nhất: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan: Trong những năm qua, lãnh đạo Toà án nhân dân huyện Buôn Đôn luôn tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động. Luôn quan tâm, chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đơn vị trong sạch, vững mạnh; đảm bảo giữ vững và ổn định về lập trường tư tưởng, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị; nâng cao năng lực công tác và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là đối với Thẩm phán. Đặc biệt chú trọng việc đổi mới công tác quản lý, phân công công tác trong tập thể lãnh đạo để đảm bảo chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, nhiệm vụ công tác và có biện pháp hiệu quả thúc đẩy sự sáng tạo, tìm tòi các giải pháp công tác, sáng kiến của công chức người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo đó, lãnh đạo đơn vị tổ chức giao ban, hội ý Thẩm phán vào định kỳ một hằng tuần để báo cáo, triển khai các nhiệm vụ công tác trong tuần, góp ý về các vướng mắc đối với các vụ án có vướng mắc về mặt chuyên môn, nghiệp vụ...ngoài ra hằng tháng, Thẩm phán phải báo cáo với Chánh án số lượng án đã giải quyết, số án còn tồn đọng chưa giải quyết, nguyên nhân và hướng khắc phục, phương hướng, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải quyết. Đặc biệt, đối với cán bộ công chức cơ quan phải luôn chấp hành kỷ luật lao động, không đi muộn về sớm, đi báo việc về báo công, qua đó giúp cho lãnh đạo cơ quan quản lý, điều hành tốt về mọi mặt hoạt động của đơn vị.

          Thứ hai:  Tăng cường công tác hòa giải trong các vụ án Dân sự, Hôn nhân và gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động; công tác đối thoại trong việc giải quyết án Hành chính .

Để giải quyết một vụ, việc một cách dứt điểm và có hiệu quả cao, Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn luôn coi trọng nguyên tắc: “Một vụ việc chỉ được giải quyết dứt điểm và có hiểu quả cao thông qua hòa giải”. Thông qua vai trò trung gian hòa giải của Thẩm phán theo quy định của pháp luật, làm cho các bên tranh chấp tự nguyện chấm dứt tranh chấp bằng thỏa thuận và nội dung thỏa thuận của các bên không được trái pháp luật cũng như đạo đức xã hội. Đây là phương thức giải quyết vụ án bằng chính sự thỏa thuận, thương lượng của đương sự; nếu việc hòa giải thành công sẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm kinh phí giải quyết tranh chấp cho cả Nhà nước và các đương sự. Do vậy, kiên trì hòa giải là một biện pháp quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và chỉ khi nào không còn khả năng hòa giải mới phải đưa vụ án ra xét xử. Nhờ kiên trì hòa giải mà từ năm 2017 đến nay tỷ lệ hòa giải ngày càng tăng cao (năm 2017 hòa giải đạt 62%, năm 2018 đạt 90.7%, năm 2019 đạt 94%) và tỷ lệ án bị hủy, bị sửa cũng giảm dần qua các năm.

Trong tổng số án đã giải quyết, thông thường các vụ án phải đưa ra xét xử là những vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự hoặc liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức nên Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn còn chú trọng tăng cường sự phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và thực hiện tốt sự chỉ đạo của Thường trực huyện ủy trong phối hợp công tác liên nghành để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác của Tòa án.

Đối với án Hành chính, chủ yếu liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, xử phạt hành chính. Hầu hết các vụ án hành chính đều có tính chất phức tạp. Quá trình giải quyết còn gặp phải những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, Tòa án đã phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng hồ sơ vụ án, thu thập đầy đủ chứng cứ cần thiết để đảm bảo giải quyết các vụ án đúng quy định của pháp luật. Đề cao việc đối thoại và kiên trì giải thích, tổ chức nhiều cuộc đối thoại trên tinh thần tuân thủ các quy định của pháp luật để các đương sự thống nhất được với nhau về phương pháp giải quyết các tranh chấp. Do vậy, đương sự đã rút đơn khởi kiện sau khi đã được đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nhìn chung, các vụ án đã giải quyết đều bảo đảm đúng thời hạn luật định, áp dụng sát đúng pháp luật, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, góp phần tạo ra môi trường pháp lý an toàn, đảm bảo an toàn trật tự xã hội góp phần vào việc phát triển kinh tế tại địa phương.

Thứ ba: Chú trọng công tác xây dựng Đảng và công tác xây dựng, nhân rộng gương điển hình tiên tiến.

Chi bộ Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn hằng năm luôn thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao trên cơ sở xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng đối với từng đảng viên, cán bộ, công chức của cơ quan, làm tốt công tác đánh giá cán bộ, đảng viên thông qua việc kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ. Thông qua công tác sinh hoạt chi bộ, triển khai kịp thời các nghị quyết của trung ương, bên cạnh đó, do thường xuyên quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các văn bản của Tòa án nhân dân tối cao về “Tăng cường công tác quản lý kỷ luật cán bộ”; “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức Tòa án” cũng như các điều Quy định về Đảng viên và cán bộ không được làm, triển khai thường xuyên và toàn diện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đọa đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn cơ quan nên cán bộ đều phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người Đảng viên, người cán bộ Tòa án trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, để thúc đẩy phong trào thi đua đạt mục tiêu, hiệu quả cao, Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn đã tổ chức phát động cho cán bộ, công chức đăng ký danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Ngay từ đầu năm, Lãnh đạo đơn vị đã quan tâm đến việc bồi dưỡng và nhân rộng các gương điển hình để làm hạt nhân tích cực thúc đẩy phong trào thi đua của đơn vị. Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện trong đơn vị. Hàng năm xây dựng ít nhất 1 cá nhân điển hình tiên tiến, những cá nhân được tặng thưởng danh hiệu “ chiến sỹ thi đua cơ sở”, đây là nhân tố điển hình để đơn vị tiếp tục xây dựng cho những năm tiếp theo, đồng thời phát hiện và xây dựng thêm nhân tố mới trong quá trình công tác.

Thứ tư: Tăng cường công tác cải cách hành chính, tư pháp: Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn đã bố trí bộ phận Hành chính tư pháp do đồng chí Chánh Văn phòng phụ trách là đầu mối tập trung hướng dẫn thủ tục hành chính tư pháp, tiếp nhận hồ sơ của công dân, cơ quan, tổ chức để chuyển đến, có thẩm quyền giải quyết; cũng như nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn. Việc tập trung công tác thụ lý, thống kê, báo cáo...vào bộ phận hành chính tư pháp giúp cho lãnh đạo đơn vị nắm bắt thông tin chính xác để kịp thời chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn như: số lượng vụ, việc đã thụ lý, giải quyết, án bị hủy, bị sửa, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, những vụ án phức tạp, án quá hạn, theo dõi lịch xét xử, việc đăn án, tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm...

Ngoài những giải pháp, sáng kiến trên, Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn còn áp dụng nhiều biện pháp khác như  đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa theo hướng thực chất, đảm bảo dân chủ, công khai đúng quy đinh của pháp luật. Hằng năm, mỗi Thẩm phán thuộc Toà án nhân dân huyện Buôn Đôn luôn thực hiện nhiều biện pháp thiết thực và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa như phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân huyện, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức trung bình mỗi Thẩm phán 02 phiên tòa rút kinh nghiệm, qua đó nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các Thẩm phán, thư ký, Hội đồng xét xử trong công tác điều hành, xử lý tình huống diễn ra tại phiên tòa. Vì vậy chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa trong năm được nâng cao rõ rệt, qua đó trong năm không để xảy ra án oan sai, án bị hủy, bị cải sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán chiếm tỷ lệ rất thấp. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn còn tích cực tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, hội thao, các phong trào từ thiện xã hội như ủng hộ quỹ người nghèo, quỹ tĩnh nghĩa ngành, quỹ phòng chống thiên tai, ủng hộ quân dân huyện đảo Trường Sa... do Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk và phong trào thi đua do chính quyền địa phương phát động. Trong những năm qua các tổ chức Đảng, đoàn thể của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn luôn tích cực tham gia, cống hiến hết mình và luôn được ghi nhận bằng các danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”.

Với những thành tích đạt được, Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn xứng đáng là những tấm gương điển hình tiên tiến mới trong phong trào thi đua yêu nước của Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk.