Đối tượng và thủ tục được trợ giúp pháp lý miễn phí

Cập nhật lúc: 15:29 28/02/2017

Đối tượng và thủ tục được trợ giúp pháp lý miễn phí

▪ Tên thủ tục:

Hướng dẫn trợ giúp pháp lý

▪ Cơ quan ban hành:

Quốc hội - Chính phủ - Bộ tư pháp - Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

▪ Mục đích:

Hướng dẫn trợ giúp pháp lý miễn phí

▪ Đối tượng áp dụng:

 

 

- Người nghèo;

- Người có công cách mạng; 

- Người khuyết tật; người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV mà không có nơi nương tựa;

- Người già từ đủ 60 tuổi trở lên, sống cô đơn không nơi nương tựa;

- Trẻ em không nơi nương tựa (dưới 16 tuổi);

-  Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người;

-  Trẻ em dưới 18 tuổi là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bị hại trong vụ án hình sự; Phụ nữ là nạn nhân của nạn phân biệt đối xử (bị bạo lực, bị bóc lột sức lao động, bị xâm hại tình dục,...) theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

▪ Hồ sơ cần thiết:

1. Đơn yêu cầu (theo mẫu)

2. Hồ sơ tài liệu liên quan đến vụ việc cần trợ giúp pháp lý

3. Những loại giấy tờ cần xuất trình:

+ Nếu thuộc đối tượng người nghèo thì cần xuất trình một trong các giấy tờ sau:

- Bản chính hoặc bản sao Sổ hộ nghèo, Thẻ hộ nghèo, Giấy xác nhận thuộc diện nghèo do UBND cấp xã hoặc cơ quan lao động, thương binh và xã hội, cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nơi người có yêu cầu làm việc hoặc cư trú cấp hoặc xác nhận;

- Các giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó có thể biết được người có tên trong giấy tờ đó là người thuộc diện hộ nghèo (như Thẻ khám, chữa bệnh cho người nghèo, Sổ vay vốn ngân hàng chính sách xã hội…).

+ Nếu là người có công với cách mạng, khi có yêu cầu cần xuất trình một trong các giấy tờ sau:

- Quyết định công nhận thuộc một trong các đối tượng là người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Giấy xác nhận thuộc diện người có công với cách mạng của cơ quan lao động, thương binh và xã hội hoặc của UBND cấp xã nơi  người có yêu  cầu cư trú cấp hoặc xác nhận;

 - Giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

 - Giấy chứng nhận bệnh binh;

 - Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, Bằng Tổ quốc ghi công kèm theo giấy tờ xác nhận về mối quan hệ thân nhân với liệt sĩ (là cha, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ…) thể hiện trong Sổ hộ khẩu gia đình, Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh... hoặc giấy xác nhận của UBND cấp xã;

 - Huân chương, Huy chương hoặc giấy tờ xác nhận khác có ghi nhận họ thuộc diện người có công với cách mạng;

- Bằng có công với nước, Kỷ niệm chương hoặc Giấy chứng nhận bị địch bắt, tù, đày;

- Các loại giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó có thể biết được người có tên trong giấy tờ đó là người có công với cách mạng;

- Trong trường hợp những người thuộc diện người có công với cách mạng bị thất lạc giấy tờ thì cơ quan lao động, thương binh và xã hội hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

 + Nếu là người khuyết tật; người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV mà không có nơi nương tựa khi có yêu cầu cần xuất trình một trong các giấy tờ sau:

 - Giấy xác nhận là người khuyết tật do UBND cấp xã nơi người đó cư trú; giấy xác nhận của cơ sở Bảo trợ xã hội, Hội người khuyết tật hoặc của cơ sở trợ giúp người khuyết tật khác hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, sinh hoạt;

 - Các giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó có thể biết rằng người có tên trong đó là người khuyết tật;

 - Các giấy tờ xác nhận là người bị nhiễm chất độc hóa học không có nơi nương tựa do cơ sở y tế hoặc cơ quan lao động thương binh và xã hội, UBND cấp xã xác nhận;

 - Các giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV mà không có nơi nương tựa do cơ sở y tế, UBND cấp xã xác nhận.

 + Nếu là người già cô đơn không nơi nương tựa khi có yêu cầu cần xuất trình một trong các giấy tờ sau:

 - Giấy xác nhận là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống cô đơn, không nơi nương tựa của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc xác nhận của cơ sở Bảo trợ xã hội, Nhà dưỡng lão, tổ chức chính trị - xã hội nơi người đó sinh hoạt;

- Các giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó có thể biết rằng người có tên trong đó là người già cô đơn không nơi nương tựa.

+ Nếu là trẻ em không nơi nương tựa khi có yêu cầu cần xuất trình một trong các giấy tờ sau:

- Giấy xác nhận là trẻ em không nơi nương tựa của UBND cấp xã nơi trẻ em đó cư trú; giấy xác nhận của cơ sở Bảo trợ xã hội, Nhà tình thương, cơ sở trợ giúp trẻ em khác hoặc của cơ quan lao động, thương binh và xã hội.

+ Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người là đối tượng bị xâm hại bởi các hành vi: mua bán, chuyển giao, tiếp nhận, tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp quy định tại Điều 3 của Luật Phòng, chống buôn bán người, khi có yêu cầu cần xuất trình một trong các giấy tờ sau:

- Giấy xác nhận của cơ quan công an; Giấy xác nhận của cơ quan giải cứu, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân; Giấy tờ tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp pháp hóa…

+ Đối với trẻ em dưới 18 tuổi là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bị hại trong vụ án hình sự; Phụ nữ là nạn nhân của nạn phân biệt đối xử theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì họ phải có một trong các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền: UBND cấp xã, cơ quan tố tụng, cơ quan y tế …, chứng minh họ thuộc diện người được trợ giúp pháp lý.

(Trong trường hợp các giấy tờ trên không chứng minh được họ là người dưới 18 tuổi thì họ cần phải xuất trình thêm Giấy khai sinh hoặc CMND hoặc Sổ hộ khẩu…)

+ Nếu là người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, khi có yêu cần xuất trình một trong các giấy tờ sau:

- Sổ hộ khẩu gia đình thể hiện người có yêu cầu là người DTTS thường trú ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn;

- Giấy CMND hoặc giấy tờ có thể chứng minh người có yêu cầu là người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

4. Cụ thể các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Đắk Lắk như sau:

 Huyện Cư M’Gar

 - Xã khu vực III: Ea Mdroh.

 - Thôn, buôn đặc biệt khó khăn:

 + Buôn H’Mông xã Ea Kiết;

 + Buôn Xê Đăng, Hluk, Gia Rai xã Ea Kuêh.

 Thị xã Buôn Hồ

 Thôn, buôn đặc biệt khó khăn:

 Các buôn Hné, Phieo, Ea Kjoh B, thôn 8, thôn Ea Kung xã Êa Drông.

 Huyện Krông Ana

 Thôn, buôn đặc biệt khó khăn:

 - Buôn Dur I, Krang, Kmăl, Krông xã Dur Kmăl;

 - Buôn K62 xã Băng Adrênh;

 - Thôn 6 xã Bình Hòa;

 - Buôn Tuôr A, Tuôr B xã Dray Sáp;

 - Buôn Năc, Hma, Riang, Knul, Sah, Dham xã Ea Bông;

 - Buôn Tơ Lơ, Cuăh, Drai xã Ea Na.

 Huyện Krông Pắk

 - Xã khu vực III: Ea Yiêng; Vụ Bổn; Ea Uy.

 - Thôn, buôn đặc biệt khó khăn:

 + Buôn Ea Su xã Ea phê;

 + Thôn 2A, thôn 3 xã Hòa Tiến;

 + Buôn Kla xã Krông Búk;

 + Buôn Jăt A, Jăt B xã Ea Hiu;

 + Buôn Ea Drai, Ea Drai A xã Tân Tiến.

  Huyện Krông Năng

  - Xã khu vực III: Ea Dăh; Cư Klông; Ea Puk.

  - Thôn, buôn đặc biệt khó khăn: 

  + Thôn Bình Minh, thị trấn Krông Năng;

  + Buôn Yun, Ea Dua, Júk, TLéh, Dliêya A và thôn Ea Lê xã Dliêya;

  + Thôn Giang Thọ xã Tam Giang;

  + Buôn Trắp xã Ea Tam;

  + Buôn Alê, Dun, Năng, Mngoan xã Ea Hồ.

  Huyện Ea H’Leo

- Xã khu vực III: Ea Tir.

- Thôn, buôn đặc biệt khó khăn:

+ Các buôn Ea Blong, Căm, Hoai xã Ea Sol;

+ Các buôn Tung Tăh, Tung Xê xã Ea Ral;

+ Thôn 4B xã Cư Mốt;         

+ Thôn 5 xã Ea Wy;

+ Thôn 14 xã Ea Khăl;

+ Buôn Kdruh A xã Ea Nam;

+ Thôn 3, buôn Tơ Yoa xã Cư Amung;

+ Thôn 5, buôn Sek Điết xã Ea Dliêyang;

+ Buôn Dang, Săm A xã Ea H’Leo;

+ Thôn 7c và các buôn Hiao 2, Bir, Krăi xã Ea Hiao.

Huyện Krông Búk

- Xã khu vực III: Ea Sin.

- Thôn, buôn đặc biệt khó khăn:

+ Các buôn: Ea Yin, Kô, Kmu, Kdrô 1, Kdrô 2, Mùi 1 và Mùi 2 xã Cư Né;

+ Buôn Ea Nho xã Chư Kbô;

+ Thôn 7 xã Ea Ngai;

+ Tơng Mai xã Pơng Drang;

+ Các buôn Khal, Kđoh, Tlan, Ea Klok, Ea Liăng, Ea Tuk, Cư Hiăm, Cư Hriết xã Cư Pơng;

+ Thôn 6 xã Tân Lập.

Huyện Krông Bông

- Xã khu vực III: Cư Drăm; Yang Mao; Yang Reh; Cư Pui; Ea Trul; Dang Kang.

- Thôn, buôn đặc biệt khó khăn:

+ Thôn Noh Prông, buôn Ngô A, Cư Phiang xã Hoà Phong;

+ Thôn Tân Sơn, buôn Ja xã Hòa Sơn;

+ Thôn 4, 6 xã Hòa Lễ.

Huyện Lắk

- Xã khu vực III: Đăk Phơi; Krông Nô; Nam Ka; Ea R’bin; Bông Krang; Đăk Nuê; Yang Tao.

- Thôn, buôn đặc biệt khó khăn:

+ Buôn Dơng Kriêng thị trấn Liên Sơn;

+ Buôn Knăc, Tung 3, thôn Đồng Tâm xã Buôn Triết.

Huyện Ea Kar

- Xã khu vực III: Cư Yang; Ea Sô; Cư Prông; Cư ELang; Cư Bông.

- Thôn, buôn đặc biệt khó khăn:

+ Các buôn Ea Ga, Pan xã Cư Ni;

+ Các thôn 6, 10, Ea Sar, Xê Đăng xã Ea Sar.

Huyện Cư Kuin

- Xã khu vực III: Cư Êwi.

- Thôn, buôn đặc biệt khó khăn:

+ Thôn Hiệp Tân, buôn KPũng, buôn Cư Knao xã Hòa Hiệp;

+ Thôn 5, 6 xã Ea Hu;

+ Thôn 5, buôn Ea Mtă xã Ea Bhôk;

+ Buôn Pưk Prong xã Ea Ning;

+ Thôn 5, buôn Knir xã Ea Tiêu;

+ Các buôn Hra Ea Tlá, Hra Ea Hning xã Dray Bhăng.

Huyện M’Đrắk

- Xã khu vực III: Êa Trang; Cư San; Krông Á; Krông Jing; Cư Mta; Cư Prao.

- Thôn, buôn đặc biệt khó khăn:

+ Thôn 7, 9 xã Cư Kroă;

+ Thôn 4 xã Ea M’đoal;

+ Thôn 14 xã Ea Pil;

+ Buôn Cư Prao xã Êa Lai.

Huyện Buôn Đôn

- Xã khu vực III, xã biên giới:  Ea Huar; Ea Wer; Krông Na; Cuôr Knia; Ea Nuôl.

- Thôn, buôn đặc biệt khó khăn: 

+ Các buôn Knia 1, Knia 2, Knia 3, Knia 4; các thôn 11, 15, 16, 16A, 17B xã Ea Bar;

+ Thôn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 16 xã Tân Hòa.

Huyện Ea Súp

- Xã khu vực III, xã biên giới:

Cư Kbang; Ia Jlơi; Ia Rvê; Ya Tờ Mốt;

Ia Lốp; Ea Bung.

- Thôn, buôn đặc biệt khó khăn:

+ Thôn Bình Lợi xã Cư MLan;

+ Thôn 10 xã Ea Lê;

+ Các thôn 16, 19, 21, 22 xã Ea Rốk.

▪ Quy trình giải quyết:

Tiếp nhận đơn theo giờ hành chính tất cả các ngày làm việc trong tuần.

▪ Thời gian giải quyết:

Theo quy định của pháp luật

▪ Địa điểm tiếp nhận:

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nuớc tỉnh Đắk Lắk

Địa chỉ: 39 Lý Thường Kiệt, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Điện thoại: 05003.857.146 – 05003.911.146

Fax: 05003.857.146

Email: tgpldaklak@gmail.com

 

 

 

MẪU ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
         (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BTP)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày….tháng…..năm 20…..

ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

 

Kính gửi: ………………..(1)……………………….

Họ và tên: ………………………(2 hoặc 2a)......................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:………………………….Giới tính:........................................

Địa chỉ liên hệ: ...........................................................................................................

Điện thoại: ..................................................................................................................

CMND số: ………………….cấp ngày…………..tại …………

Dân tộc: ....................................................

Diện người được trợ giúp pháp lý: ...........................................................................

Nội dung vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý:

........................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu gửi kèm theo đơn:

.......................................................................................................................................................................................................................................

Ghi chú:

......................................................................................................................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan lời trình bày trên là đúng sự thật. Đề nghị ….(1).... xem xét trợ giúp pháp lý.

 

 

NGƯỜI YÊU CẦU TRỢ  GIÚP PHÁP LÝ
 
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1): Tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

(2): Tên người được trợ giúp pháp lý

(2a): Tên người đại diện, người giám hộ cho người được trợ giúp pháp lý.