Toạ đàm nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm về động vật hoang dã

Cập nhật lúc: 14:36 12/07/2022

Ngày 08/7/2022, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp cùng Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề “NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TỘI PHẠM VỀ ĐỘNG VẬT HOANG DÔ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 trong xét xử các vụ án về động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.

Tham dự buổi Tọa đàm có sự tham gia của ông Nguyễn Quảng Trường – Phó Viện trưởng Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm giáo dụC thiên nhiên (ENV). Về phía TAND tỉnh có sự tham gia của ông Nguyễn Duy Hữu – Bí thư BCS đảng, Chánh án TAND tỉnh, lãnh đạo Tòa hình sự và lãnh đạo của 15 TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk

( Đồng chí Nguyễn Duy Hữu – Chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại buổi toạ đàm)

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Duy Hữu đánh giá thực trạng hiện nay của động vật hoang dã đang trong tình trạng nguy cấp, báo động và tình hình xét xử thực tế địa phương đối với tội phạm về động vật hoang dã và nguy cơ tuyệt chủng của những loài, cá thể động vật hoang dã nói chung hay động vật nguy cấp, qúy hiếm nói riêng hiện nay trên địa bàn tỉnh. Trong những năm từ 2010 trở vê trước một số loài động vật hoang dã thông thường công, heo rừng, huơu, nai … còn xuất hiện ở các khu bảo tồn như Nam Kar, Ea Sô, Chư Yang Sinh hay Yók Đôn… nhưng hiện này gân như đã không còn. Do đó, trước nguy cơ tuyệt chủng của các loại động vật hoang dã quý hiếm và nguy cấp thì chúng ta cần có giải pháp để bảo tồn phù hợp.

Từ năm 2017 đến nay Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã xét 18 vụ/23 bị cáo, trong đó có 17 vụ/22 bị cáo bị xét xử về hành vi vi phạm về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm chủ yếu là do nhận thức của người dân còn hạn chế, chủ yếu là người dân tộc sống tại vùng sâu, vùng xa, gần nơi sinh sống của các loài động vật đã săn bắt để làm thức ăn và một bộ phận khác do quan niệm đem lại may mắn hoặc làm thuốc chữa bệnh. Trong những năm qua, địa phương đã ban hành nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ đối với những loài động vật nguy cấp quý hiếm trên địa bàn tỉnh và Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã đưa ra xét xử những đối tượng vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm với hình phạt thoả đáng. Với địa hình tự nhiên rộng giáp 4 tỉnh trong khu vực và tiếp giáp với tỉnh Mudurkiri- Vương quốc Campuchia việc phối hợp về xử lý tội phạm kịp thời cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng những năm qua Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng chương trình, kế hoạch hợp tác trao đổi trong công tác phối hợp xét xử tội phạm xuyên quốc gia nói chung và tội phạm vi phạm về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm nói riêng, đảm bảo đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Đồng thời tại hội nghị đồng chí Nguyễn Duy Hữu cũng chia sẻ những kinh nghiệm đối với công tác xét xử tội phạm đối với nhóm tội vi phạm về định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm và các giải pháp hoàn thiện pháp luật để có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với những loài, những cá thể, bộ phận cá thể, công tác giám định và cơ quan đơn vị chiịu có trách nhiệm chăm sóc vật chứng vụ án là động vật sống, mùa sinh sản và mùa di cư đối với những loài động vật.

(Ông Nguyễn Quảng Trường chia sẻ kinh nghiệm tại hội nghị)

Trao đổi về công tác về bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm ông Nguyễn Quảng Trường chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong công tác xét xử tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm thực tiễn tại địa phương và rất  thán phục những nỗ lực của Toà án nhân hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã xét xử các vụ án vi phạm về quy định bảo vệ động vật hoang dã, góp phần răng đe tội phạm cũng nhưng giáo dục phòng ngừa chung cho xã hội. đồng thời hứa sẽ hỗ trợ trong vai trò chức năng của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật để giúp TAND tỉnh Đắk Lắk trong công tác giám định cũng như kiến giải lập pháp đến cơ quan có thẩm quyền để tạo điều kiện trong công tác xét xử.

( Bà Trương Thị Đông – Phó Chánh án TAND thành phố Buôn Ma Thuột phát biểu tham luận tại hội nghị)

(Bà Bùi Thu Hà – trao đổi công tác xử lý đối với động vật hoang dã)

Trao đổi tại Hội nghị, bà Bùi Thu Hà trình bày công tác bảo vệ động vật hoang dã và nguy cấp, quý hiếm của Trung tâm giáo dục thiên nhiên. Trong những năm qua với vai trò của mình Trung tâm đã phối hợp với chính quyền địa phương các tỉnh trên địa bàn cả nước đã phát hiện giải cứu những loài động vật nguy cấp quý hiếm thành công và giúp cơ quan chức năng phát hiện, xử lý kịp thời những đối tượng vi phạm về quy định bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm ngay cả những hành vi nuôi nhốt, tàng trữ trái phép.

(Ông Nguyễn Quảng Trường trao đổi về tình hình tội phạm và cách thức thực hiện hành vi phạm tội cũng như các nguy cơ từ động vật hoang dã)

(Toàn cảnh Hội nghị)

Tại hội nghị các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về công tác bảo vệ động vật hoang dã nói chung cũng như đối với động vật nguy cấp, quý hiếm nói riêng cũng như chia sẻ những kinh nghiệm cũng như khó khăn vướng mắc của mình trong công tác xét xử đối với nhóm tội phạm này. Đồng thời đề ra những giải pháp để cơ quan có thẩm quyền bảo vệ động vật hoang dã một cách có hiệu quả cũng như giải pháp tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với nhân dân trong công tác bảo vệ động vật hoang dã và kiến nghị hoàn thiện pháp luật để có cơ sở giúp quá trình phát hiện đấu tranh, điều tra, truy tố và xét xử kịp thời đối với những tội phạm vi phạm quu định về động vật hoang dã.

Thành Trung – Khánh Hoài