Cần phải nghiêm túc thực hiện đúng thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa
Cập nhật lúc: 09:59 20/01/2017
Cần phải nghiêm túc thực hiện đúng thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa theo quy định tại Điều 249 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Cần phải nghiêm túc thực hiện đúng thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên
tòa theo quy định tại Điều 249 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 .
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, quá trình áp dụng Điều 249 BLTTDS phần lớn các thẩm phán , thư ký Tòa án nhân dân hai cấp đã thực hiện đầy đủ ; Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án một số thẩm phán , thư ký Tòa án chưa áp dụng đúng quy định nội dung Bộ luật tố tụng mới mà vẫn thực hiện theo Bộ luật tố tụng năm 2004 về thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa.
Điều 249 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định về: Thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa:
1. Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định tại Điều 248 của Bộ luật này, theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:
a) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Những người tham gia tố tụng khác;
c) Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;
d) Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
2. Việc đặt câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lắp, không lợi dụng việc hỏi và trả lời để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng.
Thứ tự hỏi tại phiên tòa phải được thư ký phiên tòa ghi đầy đủ trong biên bản phiên tòa. Nếu các đương sự không đặt câu hỏi hoặc có đương sự không đặt câu hỏi thì trong biên bản phiên tòa thư ký phiên tòa ghi rõ “Các đương sự không đặt câu hỏi hoặc đương sự nào đó không đặt câu hỏi”.
Đây là quy định mới về thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp. Do vậy thẩm phán, thư ký Tòa án các cấp cần phải thực hiện nghiêm túc và giải thích rõ để những người tham gia tố tụng tại phiên tòa biết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên tòa.
Văn Công Dần
Chánh Tòa Dân sự tòa án nhân dân tỉnh ĐắkLắk
Các tin khác
- VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
- VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC ÁP DỤNG ĐIỀU 74 LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
- BÀI VIẾT: Nâng cao việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường của cán bộ, công chức Tòa án hai cấp tỉnh Đắk Lắk.
- Trao đổi quan điểm bài viết Trần Văn D và đồng phạm, phạm tội gì.
- Trần Văn D và đồng bọn phạm tội gì?